Dịch vụ Mua - Bán bất động sản Lâm Đồng

Liên hệ ký gửi Mua/Bán: 0934.00.79.86

Đẩy mạnh tiến độ làm cao tốc Dầu Dây – Liên Khương

Đẩy mạnh tiến độ làm cao tốc Dầu Dây – Liên Khương

Dự án được lập từ năm 2008 song nhiều năm qua, tuyến cao tốc dài 200km từ Dầu Dây – Đồng Nai lên Liên Khương – Lâm Đồng vẫn “ám binh bất động”.

Địa hình tuyến cao tốc Dầu Dây – Liên Khương

Vài năm trở lại đây, khi Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Lâm Đồng cùng vào cuộc để biến ước mơ của hàng triệu người dân tại đây về một tuyến cao tốc hiện đại nối miền xuôi với miền ngược, dự án mới dần chuyển biến.

Trưởng phòng kinh tế kế hoạch (Ban quản lý dự án Thăng Long – Bộ GTVT) – ông Phùng Tuấn Sơn cho biết, do chiều dài và quy mô dự án rất lớn nên tuyến Dầu Dây – Liên Khương được chia thành 3 giai đoạn: Dầu Dây – Tân Phú (59,6km), Tân Phú – Bảo Lộc (67km) và Bảo Lộc – Liên Khương (73,4km).

Ban quản lý dự án Thăng Long được bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ lập dự án đầu tư hai đoạn đầu và cuối tuyến là Dầu Dây – Tân Phú và Bảo Lộc – Liên Khương, đoạn giữa là Tân Phú – Bảo Lộc Chính phủ giao cho UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đầu tháng 3 năm 2021, giai đoạn đầu của dự án đã được Ban QLDA Thăng Long trình lên bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (lần 2). Dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP với chiều dài 59,6km.

Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư dự án hơn 6.620 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà nước khoảng 1.300 tỷ đồng. Giai đoạn này dự án sẽ xây dựng 4 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17m, tốc độ khai thác 80km/h.

Với giai đoạn 3 Bảo Lộc – Liên Khương, do dự án không khả thi về phương án tài chính nếu đầu tư theo hình thức PPP nên cuối năm 2019, bộ GTVT đã giao cho Ban QLDA Thăng Long lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Ngày 31/08/2020, Ban QLDA Thăng Long đã trình bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án này.

Dự án giai đoạn 3 này được đề xuất đầu tư với chiều dài 73,4km, với 4 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17m, vận tốc khai thác 80km/h, tổng mức đầu tư là 12.104 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Nhà đầu tư phải bỏ tiền trước

Ngay khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa tháng 3 năm 2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án Tân Phú – Bảo Lộc theo hình thức PPP.

Dự án có chiều dài 67km, dự kiến phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 (2021-2025) đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, mặt đường 14m.

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 16.408 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 6.500 tỷ đồng, 9.908 tỷ đồng còn lại sẽ do nhà đầu tư huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết tỉnh cam kết dành khoảng 4.500 tỷ ngân sách địa phương đầu tư vào dự án, còn lại 2.000 tỷ đồng là phần vốn góp của ngân sách trung ương.

Ba dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Dây – Liên Khương đang chạy đua tiến độ để triển khai các thủ tục đầu tư. Nếu không có vấn đề gì thì tới đây, Ban QLDA Thăng Long được giao làm đại diện chủ đầu tư và đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại 2 dự án thành phần là Dầu Dây – Tân Phú và Bảo Lộc – Liên Khương, tuyến Tân Phú – Bảo Lộc sẽ do một trong 3 đơn vị liên doanh tập đoàn Đèo Cả – Tập đoàn Hưng Thịnh – Tập đoàn Nam Miền Trung làm nhà đầu tư.

Tuyến cao tốc Dầu Dây – Liên Khương là mơ ước của người dân Lâm Đồng nhiều năm nay. Các đoạn cao tốc sau khi hoàn thành sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt chỉ còn 3 giờ thay vì 6 giờ như hiện nay. Đó cũng chính là lý do khiến cho giá đất Bảo Lộc liên tục biến động trong thời gian vừa qua.